Nguyên tắc bảo quản sữa mẹ

Nguyên tắc cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Nguyên tắc an toàn đầu tiên là mẹ cần rửa tay thật sạch với nước và xà phòng để tiệt trùng trước khi tiến hành vắt sữa. Sau đó bảo quản sữa mẹ được vắt ra trong những đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch. Bạn cũng có thể dùng những chiếc túi nhựa bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Tuy nhiên, túi nhựa là sản phẩm không được khuyến khích sử dụng lâu dài vì chúng có thể bị chảy và nhiễm khuẩn dễ hơn các loại đồ đựng cứng.

Các mẹ cần lưu ý trong việc bảo quản sữa mẹ một cách an toàn và hợp lý để không làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa và không làm các vi khuẩn có hại xâm nhập làm hỏng sữa.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quí giá và tốt nhất đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ em. Ngày nay, cùng với việc sử dụng máy hút sữa thì các mẹ đã có thể hoàn toàn chủ động trong việc trong việc xử lý lượng sữa dư thừa. Khi sữa đã được vắt ra mẹ cần bảo quản một cách an toàn và hợp lý theo những nguyên tắc dưới đây:

Bảo quản sữa mẹ trong đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch

Sữa mẹ cần được bảo quản trong những bình sữa chuyên dụng

Xem thêm tủ chuyên dùng trữ sữa mẹ: Tủ đông dạng đứng SANAKY 200 lít

Để tăng sự an toàn, bạn có thể xếp những chiếc túi sữa vào một hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa cứng có nắp đậy kín. Bên cạnh đó, một vài chất dinh dưỡng nhất định trong sữa có thể bám vào thành túi nhựa khi được bảo quản dài ngày, dẫn đến bé bị mất những chất dinh dưỡng cần thiết khi bú sữa này. Các mẹ cần nhớ là không bao giờ được bảo quản sữa cho bé bằng những chiếc túi nilong thông thường được sử dụng hàng ngày trong gia đình vì những chiếc túi này không được đảm bảo an toàn vệ sinh, có thể khiến sữa bị hỏng hoặc bị vi khuẩn có hại xâm nhập.

Đánh dấu ngày vắt sữa

Viết ngày vắt sữa lên một miếng băng dính không thấm nước và dán lên từng đồ đựng sữa được vắt ra. Đặt sữa ở phía lưng tủ lạnh hoặc tủ đông, nơi có nhiệt độ lạnh nhất. Nếu bạn không có tủ lạnh hoặc tủ đông ngay bên cạnh, hãy bảo quản sữa trong thùng đá cho đến khi bạn có thể chuyển sữa vào tủ lạnh hoặc tủ đông.

Để tối thiểu hóa lãng phí, hãy đổ vào đồ đựng lượng sữa mà con bạn cần trong một lần bú. Bạn có thể bắt đầu với 60-120 ml, sau đó điều chỉnh lại nếu cần thiết. Bạn cũng nên xem xét việc bảo quản sữa thành từng phần nhỏ từ 30-60 ml để đề phòng những trường hợp khẩn cấp hoặc thời gian cho bú bị trì hoãn. Hãy nhớ rằng sữa mẹ sẽ giãn nở khi đông, vì vậy đừng đổ đầy sữa vào đồ đựng.

Không cho sữa ấm lẫn vào sữa đông lạnh

Không cho sữa ấm lẫn vào sữa đã đông lạnh

Một trong những nguyên tắc an toàn khi bảo quản sữa là không bao giờ được cho sữa ấm vào lẫn sữa đông lạnh vì nó sẽ khiến sữa đông lạnh bị rã đông một phần. Bạn có thể trộn sữa mới được vắt ra vào sữa đã được đông lạnh trước đó trong cùng một ngày. Tuy nhiên, hãy đảo bảo rằng sữa mới được vắt ra đã được làm mát hoàn toàn trước khi trộn vào sữa đã được bảo quản. Bảo quản sữa vắt vào những ngày khác nhau trong những đồ đựng khác nhau.

Sữa vắt ra bảo quản được trong bao lâu?

- Nhiệt độ phòng: sữa vừa được vắt ra có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong tối đa sáu tiếng. Nếu bạn không dùng sữa ngay lập tức hoặc phòng quá nóng, hãy cho sữa vào thùng đá, tủ lạnh hoặc tủ đông.

- Thùng đá: sữa vừa được vắt ra có thể được bảo quản trong thùng đá có chứa đá trong tối đa một ngày. Sau đó hãy dùng hoặc chuyển sữa vào tủ lạnh hoặc tủ đông.

- Tủ lạnh: sữa vừa được vắt ra có thể được bảo quản ở phía lưng tủ lạnh (không phải ở cửa tủ lạnh) trong 5-8 ngày.

- Tủ đông: sữa vừa được vắt ra có thể được bảo quản trong tủ đông tiêu chuẩn trong 3-6 tháng. Đặt sữa ở phía lưng tủ đông, không phải ở cửa.

Không rã đông sữa ở nhiệt độ phòng

Rã đông sữa ở nhiệt độ phòng sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa

Mẹ nên rã đông sữa cũ nhất trước bằng cáchđể sữa đông lạnh trong tủ lạnh qua đêm trước khi có ý định dùng nó hoặc làm ấm sữa một cách nhẹ nhàng bằng cách đặt dưới vòi nước ấm đang chảy hoặc trong một bát nước ấm. Sữa được bảo quản sẽ tách thành từng lớp. Kem sẽ nổi lên trên cùng. Trước khi cho bé bú, hãy lắc bình sữa đã được làm ấm một cách nhẹ nhàng để hòa trộn các lớp lại với nhau. Đừng lắc quá mạnh hoặc quậy sữa.

Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa. Bạn cũng không nên hâm sữa trong ló vi sóng hoặc trên bếp. Một vài phần của sữa có thể quá nóng trong khi những phần khác lại quá lạnh. Nghiên cứu cho thấy hâm sữa quá nhanh có thể tác động tiêu cực đến kháng thể của sữa. Sử dụng sữa đã rã đông trong vòng 24 tiếng. Bỏ sữa thừa đi. Đừng tái đông sữa mẽ đã được rã đông hoàn toàn hoặc một phần.

Hiện trên thị trường có những tủ trữ sữa rất tốt cho các Mẹ từ thương hiệu của Mỹ là tủ trữ sữa cho em bé Alaska IF21

TIN TỨC KHÁC